Quảng cáo

Bài học từ Thái Lan: 'Tác dụng ngược' của chính sách trợ cấp xe điện

Trang Trang
Thứ sáu, 16/08/2024 15:08 PM (GMT+7)
A A+

Chính sách trợ cấp xe điện tại Thái Lan đã gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung, buộc các nhà sản xuất xe truyền thống phải giảm sản lượng hoặc đóng cửa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ô tô và kinh tế nước này.

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu thúc đẩy sử dụng xe điện (EV) như một phần của chiến lược phát triển bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Tuy nhiên, những lợi ích mà xe điện mang lại cũng đi kèm với nhiều thách thức, đặc biệt là khi các chính phủ đưa ra các chính sách trợ cấp quá mức cho loại phương tiện này. 

Trường hợp của Thái Lan là một ví dụ điển hình, khi việc trợ cấp ồ ạt cho xe điện đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với ngành công nghiệp ô tô mà còn đối với nền kinh tế của nước này.

Tình trạng dư thừa xe điện tại Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã mạnh tay triển khai các biện pháp khuyến khích sử dụng xe điện, từ việc giảm thuế, hỗ trợ tài chính cho người mua, đến các ưu đãi khác nhằm thúc đẩy doanh số bán xe điện. 

Thế nhưng, chính sách này đã dẫn đến tình trạng thừa cung xe điện tại thị trường Thái Lan, kéo theo một loạt các vấn đề nghiêm trọng.

evsthailand

Theo báo cáo của Asia Nikkei, sự bùng nổ của xe điện đã gây ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt với xe ô tô truyền thống sử dụng động cơ đốt trong (ICE), dẫn đến việc giảm giá bán hàng loạt.

Hậu quả là các nhà sản xuất xe truyền thống buộc phải giảm sản lượng hoặc thậm chí đóng cửa các nhà máy để tránh thua lỗ. Điều này đã tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất phụ tùng ô tô, khi nhiều nhà cung cấp linh kiện cho xe truyền thống không thể duy trì hoạt động do sự suy giảm nhu cầu.

Đáng chú ý, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các hãng xe Nhật chiếm khoảng 90% thị trường ô tô chạy động cơ đốt trong của xứ sở chùa vàng.

httpscms-image-bucket-production (2)

Nhiều hãng lớn như Suzuki và Subaru đã phải tuyên bố đóng cửa các nhà máy tại Thái Lan. Honda cũng thông báo sẽ ngừng sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Ayutthaya vào năm 2025 và chuyển hoạt động sang tỉnh Prachinburi, đồng thời giảm sản lượng hàng năm từ 270.000 chiếc xuống còn 120.000 chiếc. 

Tình trạng này không chỉ gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp mà còn đe dọa tới công việc của hàng trăm nghìn người lao động trong ngành ô tô tại Thái Lan, một ngành đóng góp khoảng 11% GDP của quốc gia này.

Cảnh báo đối với Indonesia và các nước khác

Từ bài học của Thái Lan, nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô đã đưa ra những cảnh báo đối với các quốc gia khác, trong đó có Indonesia. 

Jongkie D. Sugiarto - Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Indonesia (Gaikindo) - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thận trọng trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ xe điện.Ông lo ngại rằng, nếu không cân nhắc kỹ lưỡng thì Indonesia có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả tương tự như Thái Lan.

shutterstock_2237121277-scaled

Cũng theo ông Jongkie, một trong những vấn đề lớn là sự chuyển đổi từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện sẽ dẫn đến việc các nhà sản xuất linh kiện cho xe ICE phải đóng cửa.

Nguyên nhân do xe điện không cần đến nhiều linh kiện mà xe truyền thống sử dụng, như hệ thống làm mát bằng nước (radiator) hay ống xả (knalpot). Đây là một thách thức lớn cho các nhà cung cấp phụ tùng đã hoạt động trong hàng chục năm qua.

Xem thêm